THỰC HIỆN ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM ĐẠT CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Đăng vào 28/02/2023 10:08

THỰC HIỆN ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM ĐẠT CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

      Chương trình đào tạo đại học (CTĐT) ngành Luật kinh tế (LKT) của Trường Đại học Luật Hà Nội được thiết kế dựa trên các yêu cầu của chuẩn đầu ra (CĐR) về kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và trách nhiệm CĐR của CTĐT cử nhân ngành LKT được Trường Đại học Luật Hà Nội ban hành năm 2019.

  1. Chuẩn đầu ra của CTĐT ngành LKT

          CĐR về kiến thức chủ yếu được đáp ứng bởi khối kiến thức đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương cung cấp kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị, kiến thức về ngoại ngữ, kiến thức về công nghệ thông tin để người học có lập trường chính trị vững vàng, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, kiến thức ngoại ngữ phục vụ công việc thuộc lĩnh vực pháp luật. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp cho người học nền tảng tri thức về nhà nước và pháp luật; tri thức về kiến thức ngành; tri thức về một số lĩnh vực ngành, lĩnh vực chuyên ngành trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính, kinh tế, quốc tế để giải quyết các công việc một cách hiệu quả trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế sau khi tốt nghiệp.

          CĐR về kỹ năng chủ yếu được đáp ứng bởi các môn học kỹ năng, ngoại ngữ, tin học và nhiều môn thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, hướng tới việc SV biết vận dụng kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng bổ trợ.

          CĐR về mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm được đáp ứng bởi tất cả các môn học, 72 học phần đều đáp ứng CĐR về năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm, theo đó, sinh viên tốt nghiệp phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết của một luật gia nói chung và của một cố vấn pháp lý về kinh tế nói riêng, bản lĩnh nghề nghiệp, trung thực và yêu nghề, tinh thần thượng tôn pháp luật, phụng sự công lý; công bằng, liêm chính và nhân văn, tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng và lợi ích của doanh nghiệp, công ty, tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm với công việc, chủ động, tự tin trong công việc, dám chịu trách nhiệm, mạnh dạn bày tỏ quan điểm và biết lắng nghe, tinh thần ủng hộ sáng tạo và đổi mới, tinh thần cầu thị, hợp tác, thân thiện với người khác trong công việc, tinh thần làm việc nhóm, biết phối hợp với đồng nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm, giải quyết công việc.

  1. Việc xác định tổ hợp các phương pháp giảng dạy, học tập, phương pháp kiểm tra/đánh giá kết quả học tập của người học của 100% các HP trong CTDH là phù hợp, góp phần đạt được CĐR.

          Để góp phần đạt được CĐR của CTĐT, các tổ hợp phương pháp giảng dạy, học tập giảng dạy thuyết trình, đặt vấn đề, thảo luận, tình huống, hỏi/đáp trong hình thức tổ chức dạy - học lý thuyết; phương pháp thuyết trình, diễn án, đóng vai, thực hành, tình huống, thảo luận, hỏi/đáp trong hình thức tổ chức dạy- học seminar; phương pháp kiến tập, đề án/kết quả, tự nghiên cứu trong hình thức thực hành - tự học đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

    Sinh viên K47 ngành LKT trình bày  kết quả làm việc nhóm môn học Nghề luật và phương pháp học luật

Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình trong giờ Lý thuyết

Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình trong giờ Lý thuyết

  - Phương pháp thuyết trình được sử dụng đối với 72 học phần trong giờ lý thuyết, 53 học phần trong giờ seminar. Trong giờ lý thuyết, GV sử dụng phương pháp thuyết trình để truyền tải, cung cấp lượng lớn thông tin, kiến thức, kinh nghiệm cho nhiều người học trong cùng một khoảng thời gian. Phương pháp thuyết trình mà người học sử dụng trong giờ seminar nhằm mục đích để người học đáp ứng các CĐR về kỹ năng phân tích, xây dựng, lập luận pháp lý, bảo vệ quan điểm cá nhân và diễn thuyết về một vấn đề.

Sinh viên ngành LKT vào vai tư vấn viên khi thực hiện Thuyết trình nhóm trong giờ học Luật Thương mại 

      

Sinh viên ngành LKT thảo luận và Thuyết trình nhóm tại  phòng học E301 

  - Phương pháp đặt vấn đề: Được sử dụng đối với 11 HP trong giờ lý thuyết. Giảng viên (GV) sẽ đưa các vấn đề để người học phát hiện các vướng mắc của vấn đề, hướng dẫn người học giải quyết vấn đề, kiểm tra cách giải quyết đó và cuối cùng là GV hệ thống hóa, củng cố các kiến thức nhằm trang bị CĐR và kiến thức, kỹ năng làm việc cá nhân, tinh thần chủ động, tự tin cho người học.

Sinh viên K42 ngành LKT thực hành đặt vấn đề, tự nghiên cứu, làm việc nhóm  

          - Phương pháp tình huống: Nhiều học phần sử dụng Case study áp dụng cho các hình thức dạy - học lý thuyết và dạy - học seminar.  GV đưa ra tình huống, xếp nhóm, quy định thời gian, cách làm việc và thời gian nộp sản phẩm. Theo định hướng của GV và kết hợp làm việc nhóm, người học tự phân tích các tình huống và kết hợp với phương pháp thuyết trình để trình bày các phương pháp giải quyết của mình trước lớp. Phương pháp này cung cấp cho người học những kinh nghiệm thực tế trong việc xác định, phân tích và giải quyết các vấn đề; tạo cho người học cách tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng, tinh thần làm việc nhóm.

         - Phương pháp thảo luận: Được sử dụng chủ yếu cho hình thức dạy-học  seminar. GV sẽ chia nhóm để người học cùng tương tác, trao đổi về một vấn đề cụ thể. Mục đích của phương pháp thảo luận là để làm rõ những quan điểm, chia sẻ ý kiến cá nhân, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác theo hướng tích cực và đi đến thống nhất ý kiến chung. Phương pháp thảo luận nhằm đáp ứng các CĐR về kiến thức, về kỹ năng tìm kiếm, phân tích, đánh giá các quy định, chính sách liên quan đến vấn đề thảo luận và kỹ năng, tinh thần làm việc nhóm.

          - Phương pháp hỏi/đáp: Đa số các HP đều sử dụng phương pháp hỏi/đáp trong các hình thức dạy- học lý thuyết và seminar. Dựa trên hệ thống câu hỏi giữa GV với người học, người học với người học, GV sẽ hướng dẫn người học vận dụng các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiên cứu, phân tích và đưa ra giải pháp độc lập để giải quyết các câu hỏi, qua đó người học tích lũy và phát triển năng lực cá nhân.

TS Ngọ Văn Nhân - Trưởng khoa Lý luận chính trị hướng dẫn thảo luận cho sinh viên K47 ngành LKT

          - Phương pháp thực hành: 22/25 HP thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp sử dụng phương pháp thực hành đối với hình thức dạy- học. Là phương pháp giảng dạy trên sự quan sát GV làm mẫu về áp dụng pháp luật trong các lĩnh vực cụ thể, người học sẽ tự thực hiện lại các kỹ năng. Sau khi người học đã nắm vững về cách thức thực hành, GV có thể chia nhóm để cùng thực hành và giải đáp thắc mắc, chỉnh sửa về kiến thức và kỹ năng thực hành cho người học. Từ đó hình thành các kỹ năng áp dụng pháp luật mà người học sẽ phải thực hiện trong hoạt động nghề nghiệp sau này.

Đóng vai và chuẩn bị diễn án của Sinh viên K46 ngành Luật Kinh tế với sự hướng dẫn của Luật sư Hà Huy Phong - Giám đốc điều hành Công ty luật Inteco - Đoàn Luật sư Hà Nội

          - Phương pháp đóng vai: Được sử dụng chủ yếu trong 42 HP thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và 01 HP thuộc khối kiến thức đại cương tổ chức tại giờ seminar. GV sẽ chia nhóm, giao tình huống cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai. Sau khi người học hoàn thành vai diễn, GV trao đổi về việc đóng vai, những người học khác nhận xét về vai diễn của người đóng vai. Cuối cùng, GV kết luận về cách ứng xử cần thiết trong vai diễn đó. Người học sẽ được rèn luyện về kiến thức, vận dụng năng lực tự chủ bày tỏ ý kiến cá nhân và kỹ năng, thái độ phối hợp làm việc nhóm để giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn trong công việc.

    Vào vai nhà quản lý để giải quyết các vấn đề của Kinh tế vi mô - Giờ học Kinh tế vi mô Khóa 47 LKT của Thầy Nguyễn Văn Luân - Phụ trách Bộ môn Kinh tế học

Vào vai Luật sư của sinh viên K44

          - Phương pháp diễn án: Phương pháp diễn án mang tính chất đặc thù của việc giảng dạy các HP thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp trong lĩnh vực  pháp luật được sử dụng trong 12 HP tại giờ seminar. Phương pháp này sử dụng bằng việc tổ chức các phiên tòa giả định tại Phòng diễn án của trường (hoặc tại phòng học) nhằm đáp ứng ba yêu cầu CĐR: kiến thức chuyên môn (phân tích vụ việc); kỹ năng thực hành (chuẩn bị cho việc xét xử, trình bày các sự kiện và lập luận pháp lý, hỏi - đáp chứng cứ, kỹ năng đàm phán, biện hộ trước cơ quan xét xử) và năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm khi tham gia tranh tụng.

       Vào vai Luật sư của sinh viên K44 

Diễn án của học viên lớp Văn bằng 2 - ngành LKT tại Phòng diễn án

Diễn án tại Phòng diễn án của học viên Văn bằng 2 - Ngành LKT - Môn học Kỹ năng tư vấn đất đai - Giảng viên TS Đỗ Xuân Trọng thực hiện hướng dẫn

         - Phương pháp kiến tập: Phương pháp kiến tập được sử dụng để người học thực hành/tự học trong 12 HP thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Người học sẽ quan sát công việc thực hành pháp luật tại đơn vị mình kiến tập, từ đó bổ sung kiến thức, kỹ năng và tự rút cho mình những bài học kinh nghiệm để vận dụng trong công việc.

          - Phương pháp tự học bằng việc làm đề án/kết quả: Phương pháp tự học bằng việc làm đề án/kết quả được sử dụng chủ yếu trong 51 HP thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.  Người học sẽ xây dựng chi tiết các kế hoạch, dự kiến để thực hiện các nhiệm vụ của vấn đề lựa chọn nghiên cứu và nộp lại/báo cáo sản phẩm (kết quả) nghiên cứu của mình cho GV sau một thời hạn nhất định. Phương pháp này nhằm đáp ứng CĐR về kiến thức cho người học có kỹ năng giải quyết các công việc phức tạp trong những lĩnh vực có liên quan; kỹ năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý đánh giá công việc và năng lực chủ động, tự tin trong công việc.

          - Phương pháp tự nghiên cứu được sử dụng trong 6 HP. Trên cơ sở mục tiêu, nội dung chương trình môn học, người học sẽ lập kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện và khả năng của mình. Người học sẽ tự quan sát, phát hiện vấn đề, mô tả và giải quyết vấn đề để tạo ra sản phẩm có tính chất cá nhân. Phương pháp tự nghiên cứu giúp người học đáp ứng các CĐR về tự hoàn thiện và làm phong phú thêm kiến thức, kỹ năng nghiên cứu độc lập để giải quyết vấn đề đồng thời có tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm với công việc.

          Việc xác định tổ hợp các phương pháp kiểm tra/đánh giá kết quả học tập của người học của 100% các môn học/học phần trong CTDH phù hợp, góp phần đạt được CĐR. Trong rubric kiểm tra đánh giá, ĐCCT các HP, các hình thức đánh giá được xác định cùng với các tiêu chí và thời điểm đánh giá cụ thể. Các ĐCCT của từng HP trong các khối kiến thức đều thể hiện tính gắn kết, liền mạch giúp CTDH trở thành một khối thống nhất. Sự phối hợp nhiều hình thức đánh giá góp phần hỗ trợ hiệu quả việc đạt được CĐR của CTĐT ngành LKT.

      

Trao đổi kinh nghiệp học tập

   

Làm việc nhóm và thuyết trình nhóm của K47

Sinh viên K42 ngành LKT 

Sau một buổi "đóng vai"

Vào vai các bên tranh chấp lao động 

Chuẩn bị phản biện trong giờ học của SV ngành LKT                                       

                  Người viết: TS Nguyễn Thị Dung & ThS Nguyễn Thu Trang (Khoa Pl Kinh tế)

                Ảnh: do BM Luật Thương mại, BM Luật Lao động, BM Luật Đất đai và sinh viên ngành LKT cung cấp