HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP KHOA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI BẰNG THƯƠNG LƯỢNG, HÒA GIẢI - THỰC TIỄN KIẾN NGHỊ VÀ HOÀN THIỆN

Đăng vào 25/05/2021 09:36

 HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP KHOA

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI BẰNG THƯƠNG LƯỢNG, HÒA GIẢI - THỰC TIỄN KIẾN NGHỊ VÀ HOÀN THIỆN

Sáng ngày 15/05/2020, khoa Pháp luật Kinh tế tổ chức hội thảo với chủ đề: “Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng thương lượng, hòa giải – Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện” tại hội trường A402 do bộ môn Luật Thương mại chủ trì về chuyên môn.

PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến - Trưởng khoa Pháp luật Kinh tế; TS. Nguyễn Thị Dung - Phó Trưởng khoa Pháp luật Kinh tế đã tham dự hội thảo cùng sự hiện diện của các giảng viên khoa Pháp luật Kinh tế và đại biểu đến từ các khoa khác thuộc trường Đại học Luật Hà Nội, đại biểu đến từ các cơ sở đào tạo, các trung tâm hòa giải thương mại. 

Các cơ sở đào tạo thường nghiên cứu về lý luận nên sự tham gia của các hòa giải viên, luật sư và hướng nghiên cứu của tập thể tác giả từ góc độ đánh giá thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng thương lượng, hòa giải; đánh giá thực tiễn giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử bằng thương lượng, hòa giải đã đem đến không khí sôi động và tính thiết thực của buổi hội thảo. Ông Phan Trọng Đạt- Phó Giám đốc Trung tâm hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã cung cấp thông tin về số liệu trong việc doanh nghiệp đề xuất cải thiện hòa giải ở Việt Nam và mức độ đáp ứng của nhà nước đối với mong muốn của doanh nghiệp. Theo ông Phan Trọng Đạt cần phải tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề về hòa giải như: Thời hiệu khởi kiện, chấp nhận chứng cứ trong thủ tục hòa giải…

Các bài viết về kinh nghiệm giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng thương lượng, hòa giải của một số quốc gia theo hệ thống pháp luật civi law, common law là những bài học quý báu cho thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải ở Việt Nam. Một số kiến nghị được các tác giả đưa ra là: Tập trung phát triển các trung tâm hòa giải tư nhân; bổ sung một số nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trong bối cảnh quy định về nguyên tắc hòa giải tại Điều 4 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 về hòa giải thương mại …

 Phát biểu kết thúc hội thảo, TS. Nguyễn Thị Yến cảm ơn sự thgia và những ý kiến góp ý, trao đổi của các nhà khoa học, các đại biểu đến từ Trung tâm hòa giải và các công ty luật đã giúp cho Hội thảo thành công nhằm góp phần nâng cao vai trò của thương lượng, hòa giải trong thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt Nam.Người viết bài: Trần Thị Bảo Ánh