CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH TẾ

Đăng vào 18/08/2021 21:14

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (trích CTĐT trình độ đại học ngành Luật Kinh tế, ban hành theo Quyết định số 2262/QĐ-ĐHLHN ngày 30/06/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội)

4.1. Nội dung chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo

a) Yêu cầu về kiến thức

- K1: Kiến thức chuyên sâu về pháp luật thương mại và cạnh tranh.

- K2: Kiến thức chuyên sâu pháp luật lao động và an sinh xã hội.

- K3: Kiến thức chuyên sâu pháp luật tài chính ngân hàng.

- K4: Kiến thức chuyên sâu pháp luật về đất đai, kinh doanh bất động sản, bồi thường và giải phóng mặt bằng.

- K5: Kiến thức chuyên sâu pháp luật môi trường, môi trường trong kinh doanh.

- K6: Kiến thức chuyên sâu pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- K7: Nắm vững tri thức về một hoặc một số các lĩnh vực pháp luật hẹp và chuyên sâu như: hợp đồng trong thương mại, đầu tư.

- K8: Nắm vững tri thức pháp luật hẹp và chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp, kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán.

- K9: Nắm vững tri thức pháp luật hẹp và chuyên sâu về quản trị nhân sự, pháp luật về quản trị công ty.

- K10: Nắm vững tri thức pháp luật hẹp và chuyên sâu về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- K11: Nắm vững tri thức pháp luật thương mại quốc tế và kinh doanh xuất nhập khẩu.

- K12: Nắm vững tri thức pháp luật hẹp và chuyên sâu về logicstic, pháp luật về nhượng quyền thương mại, pháp luật về khởi nghiệp …

- K13: Nắm vững kiến thức kinh tế học Mác – Lênin.

- K14: Nắm vững kiến thức về Lý luận về nhà nước và pháp luật.

- K15: Nắm vững kiến thức các lĩnh vực pháp luật cơ bản như Hiến pháp.

- K16: Nắm vững kiến thức các lĩnh vực pháp luật cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước.

- K17: Nắm vững kiến thức các lĩnh vực pháp luật cơ bản về hành chính.

- K18: Nắm vững kiến thức các lĩnh vực pháp luật cơ bản dân sự.

- K19: Nắm vững kiến thức các lĩnh vực pháp luật cơ bản hình sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự.

- K20: Nắm vững kiến thức các lĩnh vực pháp luật cơ bản hôn nhân và gia đình.

- K21: Nắm vững kiến thức các lĩnh vực pháp luật cơ bản công pháp quốc tế.

- K22: Nắm vững kiến thức các lĩnh vực pháp luật cơ bản về tư pháp quốc tế.

- K23: Nắm vững kiến thức các lĩnh vực pháp luật cơ bản kinh tế học, quản trị - kinh doanh, kinh tế - luật.

- K24: Nắm vững kiến thức các lĩnh vực pháp luật cơ bản về kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô.

- K25: Có năng lực giải quyết công việc một cách hiệu quả và sáng tạo, kể cả một số công việc phức tạp trong lĩnh vực luật kinh tế cũng như các lĩnh vực khác có liên quan.

- K26: Có năng lực của cố vấn pháp lý trong doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế.

- K27: Có năng lực soạn thảo các loại hợp đồng thương mại; phân tích và đưa ý kiến về chiến lược kinh doanh; giải quyết các vấn đề về thuế, chi phí trong kinh doanh.

b) Yêu cầu về kỹ năng

- S28: Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá tính hợp lý của luật thực định trong mối liên hệ với lý luận, phát hiện và giải quyết các vấn đề từ đơn giản tới phức tạp thuộc lĩnh vực khoa học pháp lý.

- S29: Kỹ năng tìm kiếm, phân tích và đánh giá các văn bản pháp luật có liên quan đến công việc của mình.

- S30: Kỹ năng phân tích các tình huống pháp lý từ thực tiễn và đưa ra giải pháp chuyên môn độc lập để giải quyết các tình huống.

- S31: Kỹ năng tư vấn, xây dựng lập luận pháp lý, phản biện và bảo vệ quan điểm cá nhân trong thực hành nghề luật.

- S32: Kỹ năng đàm phán và soạn thảo các văn bản có tính pháp lý phục vụ cho các công việc thuộc lĩnh vực pháp luật liên quan đến công việc đảm nhiệm.

- S33: Kỹ năng khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác trong nghề luật.

- S34: Kỹ năng liên tục tự cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ; cập nhật, ứng dụng thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết công việc.

- S35: Kỹ năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý công việc, đánh giá và cải thiện hiệu quả công việc.

- S36: Kỹ năng làm việc nhóm, hướng dẫn, giám sát và phối hợp với các đồng nghiệp trong xử lý công việc.

- S37: Kỹ giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp, với cá nhân, đơn vị, tổ chức khác.

- S38: Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ thông dụng (một trong các ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật, Trung) ở mức có thể hiểu được các ý chính của một tài liệu hay bài phát biểu về các chủ đề liên quan đến pháp luật kinh tế; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt một số tình huống pháp luật thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến pháp luật.

- S39: Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cơ bản (gồm đủ 6 mô đun cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT).

c) Yêu cầu về năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm

- T40: Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết của một luật gia nói chung và của một cố vấn pháp lý về kinh tế nói riêng.

- T41: Bản lĩnh nghề nghiệp, trung thực và yêu nghề.

- T42: Lòng tự trọng, tôn trọng người khác và tự chịu trách nhiệm cá nhân.

- T43: Tinh thần thượng tôn pháp luật, phụng sự công lý; công bằng, liêm chính và nhân văn.

- T44: Tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng và lợi ích của doanh nghiệp, công ty.

- T45: Tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm với công việc.

- T46: Chủ động, tự tin trong công việc, dám chịu trách nhiệm, mạnh dạn bày tỏ quan điểm và biết lắng nghe.

- T47: Tinh thần ủng hộ sáng tạo và đổi mới.

- T48: Tinh thần cầu thị, hợp tác, thân thiện với người khác trong công việc.

- T49: Tinh thần làm việc nhóm, biết phối hợp với đồng nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm, giải quyết công việc.

d) Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp Chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật Kinh tế của Trường Đại học Luật Hà Nội có thể đảm nhiệm được các vị trí việc làm thuộc các nhóm công việc: Thực hiện pháp luật; tư vấn pháp luật; giảng dạy và nghiên cứu pháp luật, trong đó:

- Thực hiện pháp luật gồm tham gia thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý tại các doanh nghiệp, công ty, bộ phận pháp chế của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp; của Quốc hội, Chính phủ; Ban Kinh tế Trung ương; Ban Nội chính Trung ương, Tòa án, Viện Kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự; trung tâm bán đấu giá; các công ty định giá, các văn phòng công chứng, cơ quan thuế, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường; cơ quan cảnh sát kinh tế, an ninh kinh tế, bộ đội biên phòng, cơ quan cảnh sát môi trường; Ủy ban chứng khoán nhà nước, các sở giao dịch chứng khoán; các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản; các ngân hàng thương mại, kho bạc; Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; tham gia các công việc có liên quan đến pháp luật (đặc biệt là lĩnh vực pháp luật kinh tế) tại các cơ quan thông tấn, truyền thông như phóng viên, biên tập viên về pháp luật; thực hiện các công việc về pháp lý tại các cơ quan nhà nước khác;

- Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng gồm tư vấn, trợ giúp pháp lý, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong nước và nước ngoài trong các lĩnh vực pháp luật hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế, thương mại, quốc tế... tại các công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, trung tâm trọng tài thương mại; cố vấn pháp lý, chuyên viên pháp lý của doanh nghiệp, chuyên viên pháp lý tại các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội; tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp; các vị trí việc làm khác thuộc lĩnh vực tư;

- Giảng dạy, nghiên cứu pháp luật gồm tham gia giảng dạy các môn chuyên ngành luật kinh tế tại các cơ sở đào tạo luật (đối với các cử nhân luật tốt nghiệp loại khá trở lên); tham gia giảng dạy môn pháp luật đại cương và một số môn học khác thuộc lĩnh vực pháp luật như môn giáo dục công dân tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; tham gia nghiên cứu khoa học với tư cách là nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo đại học, các viện nghiên cứu và các cơ sở nghiên cứu pháp luật khác.

đ) Khả năng học tập nâng cao trình độ sau tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp Chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật Kinh tế của Trường Đại học Luật Hà Nội có thể tiếp tục theo học:

- Khoá đào tạo các chức danh tư pháp (như thẩm phán, công chứng viên, chấp hành viên, luật sư, đấu giá viên..v...), các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về nghề nghiệp tại các cơ sở đào tạo nghề luật.

- Khoá đào tạo luật ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ sở đào tạo luật trong nước và nước ngoài, nếu đáp ứng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ sở giáo dục đại học.

e) Các CTĐT, tài liệu, chuẩn mà Trường tham khảo

- Các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam về chương trình đào tạo, quy chế đào tạo, khung trình độ quốc gia, xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo.

- Một số chương trình đào tạo của một số cơ sở đào tạo nước ngoài (Hoa Kỳ, Pháp, Thụy Điển, Nga, Trung Quốc, Singapore, ...) và trong nước. Cụ thể bao gồm:

* Các chương trình đào tạo nước ngoài:

+ Chương trình đào tạo cử nhân Luật kinh doanh của trường Đại học Tổng hợp Annamalay (Ấn Độ): Tham khảo với các môn Luật Thương mại, Luật Ngân hàng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Môi trường, Luật Tài chính, Luật về bảo vệ người tiêu dùng, …

+ Chương trình đào tạo cử nhân Luật kinh doanh của trường Đại học tổng hợp Bond (Australia): Tham khảo các môn Luật Tài chính, Luật Thương mại, Kinh tế vi mô, Luật Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng…

+ Chương trình đào tạo cử nhân Luật kinh doanh của trường Đại học tổng hợp Monash (Australia): Tham khảo với các môn Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Dân sự, Luật Hình sự - phần tội phạm kinh tế…

+ Chương trình đào tạo cử nhân Luật Thương mại của trường Đại học Tổng hợp Curtin (Thụy Sĩ): Tham khảo với các môn Pháp luật về tài chính doanh nghiệp và kỹ năng tư vấn pháp luật thuế, Kỹ năng tư vấn trong lĩnh vực thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Luật Tài chính, Luật Thương mại quốc tế, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Đất đai và pháp luật về kinh doanh bất động sản, Luật Dân sự, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô…

* Các chương trình đào tạo trong nước:

+ Chương trình đào tạo cử nhân Luật Kinh doanh của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

+ Chương trình đào tạo cử nhân Luật Thương mại của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

* Các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về chuẩn đầu ra đại học và về giáo dục đại học nói chung. Cụ thể:

+ Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên) (2015), Đánh giá trong dạy học đại học, NXB ĐHSP HN.

+ Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Đánh giá và đo lường kết quả học tập, NXB ĐHSP Hà Nội.

+ Nguyễn Công Khanh (2004), Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia.

+ Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh (2015), Giáo trình Kiểm tra đánh giá trong giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

+ Lâm Quang Thiệp (2008), Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

+ Lâm Quang Thiệp (2008), Trắc nghiệm và ứng dụng, NXB Khoa học và Kĩ thuật.

+ Dương Thiệu Tống (2005), Trắc Nghiệm & Đo Lường Thành Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành, NXB Phương Nam.

+ Lâm Quang Thiệp (2011), Đo lường trong giáo dục: Lý thuyết và Ứng dụng, NXB Đại học Quốc gia HN.

+ Sái Công Hồng, Lê Thái Hưng, Lê Thị Hoàng Hà, Lê Đức Ngọc (2017), Kiểm tra đánh giá trong dạy học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.