MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH TẾ

Đăng vào 18/08/2021 22:04

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

NGÀNH LUẬT KINH TẾ

 

3. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO  (trích CTĐT trình độ đại học ngành Luật Kinh tế, ban hành theo Quyết định số 2262/QĐ-ĐHLHN ngày 30/06/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội)

3.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật Kinh tế của Trường Đại học Luật Hà Nội trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về pháp luật kinh tế, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật kinh tế; bước đầu có định hướng chuyên sâu, rèn luyện kĩ năng nghiên cứu và thực hành. Sản phẩm của chương trình đào tạo là các cử nhân luật kinh tế có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức, có kiến thức và năng lực để có thể nghiên cứu cũng như giải quyết được các vấn đề cơ bản trong lĩnh vực pháp luật kinh tế, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, đủ điều kiện dự tuyển vào các chương trình đào tạo sau đại học ngành Luật Kinh tế và các chuyên ngành Luật khác tại Việt Nam theo quy định.

3.2. Mục tiêu cụ thể

- G1: Người học đạt được kiến thức nền tảng về pháp luật kinh tế và một số lĩnh vực pháp luật kinh tế chuyên sâu đáp ứng đòi hỏi nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao.

- G2: Người học nắm vững kiến thức về các lĩnh vực pháp luật hành chính, pháp luật dân sự, pháp luật quốc tế và các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan nhằm khẳng định Trường Đại học Luật Hà Nội là trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật của Việt Nam.

- G3: Người học có được khả năng nghiên cứu pháp luật và năng lực giải quyết hiệu quả các vụ việc pháp luật, trọng tâm là các vụ việc trong lĩnh vực kinh tế, đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế.

- G4: Người học có kỹ năng nghiên cứu và thực hành nghề luật, trọng tâm là ngành luật kinh tế, góp phần đưa trường Đại học Luật trở thành trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật.

- G5: Người học được rèn luyện bản thân và hình thành tư chất con người pháp luật có tinh thần trách nhiệm, trung thực, khách quan, đạo đức nghề nghiệp trong công việc, góp phần đưa Trường Đại học Luật Hà Nội có vị thế trong khu vực và trên thế giới.

Hội thảo do Khoa Pháp luật Kinh tế tổ chức

Khoa Pháp luật kinh tế ký thỏa thuận hợp tác với một số công ty Luật

Ban Giám khảo cuộc thi Sinh viên với môi trường SE 2021 

Hội thảo Khoa Pháp luật Kinh tế tổ chức